Thông thường các tấm pin năng lượng mặt trời có thể tồn tại và hoạt động trong nhiều năm mà không gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, tấm pin vẫn cần được chăm sóc, bảo trì để giữ cho chúng hoạt động tốt để mang lại hiệu suất cao nhất.
Việc kiểm tra thường xuyên có thể giúp bạn tiết kiệm tiền sửa chữa tốn kém. Với danh sách các công việc cần kiểm tra thường xuyên đối với hệ thống năng lượng mặt trời trong bài viết sau đây, bạn có thể biết được những thông tin cần thiết:
Chăm sóc và bảo trì các bộ phận của hệ thống
Để duy trì hệ thống điện mặt trời của bạn, tốt nhất là nên biết rõ từng bộ phận có bên trong nó. Một hệ thống thường bao gồm các thành phần chính như tấm pin, giá đỡ, mái dùng để gắn các tấm pin lên mái nhà, hệ thống dây điện và inverter gắn tấm pin với hệ thống điện hay lưới điện.
Biết với các thành phần này và sau đó dựa vào danh sách các việc cần làm dưới đây để kiểm tra thường xuyên, từ đó giữ cho mọi thứ trong hệ thống được hoạt động tốt và kéo dài. Vì từng hệ thống năng lượng mặt trời có khả năng dẫn điện và thường được gắn trên mặt đất, việc tự sửa chữa có thể gây nguy hiểm. Danh sách dưới đây chỉ cung cấp những hướng dẫn kiểm tra, không phải hướng đẫn để bạn sửa chữa. Nếu có vấn đề gì xảy ra, để đảm bảo an toàn, bạn nên liên hệ với kỹ thuật có kinh nghiệm để tiến hành kiểm tra.
1. Loại bỏ bụi bẩn và mảnh vụn trên tấm pin
Giữ cho tấm pin năng lượng mặt trời của bạn được sạch sẽ và không có bất kỳ vật bám nào sẽ đảm bảo tối đa hóa hiệu quả của hệ thống. Lá cây, bụi bẩn bám trên tấm pin của bạn nên được được kiểm tra và loại bỏ. Kiểm tra thường xuyên để đảm bảo các tấm pin không có bất kỳ sự tích tụ bụi bẩn hay vật bám nào là đủ để giữ cho hệ thống của bạn hoạt động trơn tru.
Đừng tự lau chùi tấm pin của mình nếu cảm thấy không an toàn nguy cơ bị ngã. Nhiều hệ thống năng lượng mặt trời gắn tấm pin không quá cao để có thể làm sạch hay dọn những bụi bẩn bám vào bằng cách sử dụng chổi hay cây sào dài. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng những công cụ như trên sẽ khiến tấm pin của mình sẽ nhanh xuống cấp và mất hiệu lực bảo hành. Đối với các tấm pin được gắn trên cao hơn thì nơi lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời có thể sẽ có dịch vụ vệ sinh tấm pin. Bạn có thuê các đơn vị này để vệ sinh các tấm pin của bạn được sạch kỹ lưỡng và nhanh chóng.
2. Kiểm tra giá đỡ và mái đỡ hệ thống
Các tấm pin mặt trời gắn lên mái nhà của bạn bằng cách sử dụng một cấu trúc kim loại gọi là giá đỡ. Giá đỡ mang trọng lượng của các tấm pin và giữ cho chúng trên mái nhà bằng cách sử dụng một số bu lông chắc chắn. Trong quá trình lắp pin năng lượng mặt trời, trước hết nên thực hiện kiểm tra mái nhà để đảm bảo nó đủ mạnh để chịu được các tấm pin mặt trời. Tuy nhiên, ngay cả khi mái nhà đủ mạnh, vấn đề về thoát nước có thể phát triển khi chất liệu của mái bị xuống cấp một cách tự nhiên theo thời gian.
Kiểm tra hàng tháng về tất cả các sự xâm nhập vào mái nhà là một cách tốt để nắm bắt bất kỳ vấn đề về thoát nước tiềm ẩn hay cấu trúc của chúng trước khi bị hư hỏng. Mặc dù khó có thể xác định các vấn đề thoát nước từ bên ngoài nhưng bạn có thể phát hiện ra các vấn đề từ bên trong hệ thống dưới dạng rò rỉ. Đi lên không gian gác mái của bạn để xem thử có bất kỳ rò rỉ nào tại khu vực bên dưới các tấm pin năng lượng mặt trời được gắn. Thiếu bu lông có thể là một dấu hiệu để chỉ ra giá đỡ có vấn đề. Các tấm pin có thể nới lỏng các giá đỡ của chúng theo thời gian do gió lớn. Nếu bạn tìm thấy vấn đề gì, liên hệ với nơi lắp đặt tấm pin của bạn để kiểm tra và sửa chữa giá đỡ. Đừng cố gắng tự mình sửa chữa. Vì các tấm pin là một phần của hệ thống điện năng lượng mặt trời của bạn, việc sửa chữa sẽ được xử lý tốt nhất bởi các chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn.
3. Kiểm tra khả năng ăn mòn tấm pin
Mảng năng lượng mặt trời được tạo ra bằng cách sử dụng các bộ phạn bền bỉ, lâu dài, hầu hết các hệ thống có thể sản xuất điện trong 25 năm trở lên. Giá đỡ và bản thân tấm pin sẽ gần như chắc chắn được làm từ vật liệu chống ăn mòn nhưng trong một thời gian đủ dài, sự ăn mòn có thể phát triển và làm giảm sức mạnh của các thành phần hệ thống của bạn.
Việc kiểm tra các tấm pin của bạn xem có bị ăn mòn hay không nên được tiến hành ít nhất mỗi tháng một lần, cho bạn cơ hội giải quyết mọi vấn đề với phần cứng hệ thống trước khi xảy ra sự cố nghiêm trọng khác. Cũng như nhiều thành phần khác cần được kiểm tra, đã được liệt kê trước đó, hãy đảm bảo gọi nơi lắp đặt hệ thống để thực hiện bất kỳ thay thế hay sửa chữa nào.
4. Xem xét xem kính bên ngoài tấm pin có bị vỡ
Các tấm silicon bên trong các tấm pin mặt trời của bạn được bao phủ bởi lớp kính cường lực cực kỳ bền, được đánh giá có thể chịu được mọi độ va chạm và thường đủ mạnh để vượt qua những thay đổi thất thường của thời tiết.
Tuy nhiên, các nhánh cây bị đổ hay một cơn bão lớn có thể dẫn đến các tấm pin bị hỏng, làm ảnh hưởng đến đầu ra của cả hệ thống năng lượng mặt trời. Nếu nhận thấy bất kỳ tấm pin nào bị bể kính, liên hệ ngay với nơi cung cấp để có thể thay thế. Tùy thuộc vào mỗi hệ thống, việc phát điện của bạn có thể bị cắt cho đến khi tấm pin bị hỏng được thay thế.
5. Xem xét nhưng đừng chạm vào dây điện
Tất cả các mảng năng lượng mặt trời đều liên quan đến một thành phần được gọi là biến tần, nó giúp chuyển đổi dòng điện trực tiếp mà các tấm pin sản xuất thành dòng điện xoay chiều được sử dụng trong hệ thống điện nhà bạn. Trong nhiều trường hợp, mỗi tấm pin riêng lẻ được mắc nối tiếp thành một chuỗi biến tần đơn, tạo ra nhiều điểm hỏng hóc trước khi điện đưa vào lưới điện và các thiết bị của bạn.
Dây điện bị lỗi có thể rất khó để phát hiện. Đôi khi, có thể dựa vào dấu hiệu như dây bị đứt hay kết nối bị hỏng, mặc dù điều này không phải luôn như vậy. Có hai cách khác để chẩn đoán hệ thống. Nhiều hệ thống năng lượng mặt trời hiện đại đi kèm với theo dõi sản xuất thời gian thực thông qua cổng website hay một ứng dụng.
Nếu hệ thống của bạn sử dụng công nghệ này, có thể kiểm tra xem mảng có hoạt động kém không. Nếu bạn có một hệ thống cũ thiếu ứng dụng hay công cụ trực tiếp, có thể sử dụng hóa đơn tiền điện hàng tháng làm thông báo cho bất kỳ vấn đề tiềm ẩn nào. Dòng điện chạy từ các tấm pin của bạn có thể không an toán, vì vậy đừng sửa chữa nó nếu bạn không nắm rõ mà hãy gọi đến nhà cung cấp để sửa chữa hay thay thế.