Vậy chúng ta cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn khi lắp đặt một hệ thống năng lượng mặt trời áp mái? Hãy cùng AP Solar tìm hiểu với bài viết sau đây nhé!
1.Hệ thống khung đỡ:
Đối với điện mặt trời áp mái, việc lắp đặt hệ thống khung đỡ bền vững là tiêu chí quan trọng hàng đầu cần được chú trọng. Do hệ thống pin năng lượng mặt trời được đặt ngoài trời để có thể tiếp nhận nhiều ánh sáng nhất có thể nên đồng thời cũng sẽ phải hứng chịu các cơn gió mạnh, bão,… xảy ra khi thời tiết xấu.
Hệ thống khung thường được làm bằng các vật liệu như thép hoặc nhôm. Đồng thời, tùy vào mỗi loại vật liệu mà khung sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Ngoài vấn đề lựa chọn vật liệu cấu thành khung, bạn cũng cần lưu ý đến các vấn đề trong quá trình lắp đặt hệ thống khung như:
- Cần có các tính toán khả năng chịu tải trọng gió tương ứng với địa phương lắp đặt và độ cao của hệ thống.
- Cần tính toán đảm bảo hê thống mái hiện hữu có thể chịu tải trọng của hệ thống năng lượng mặt trời (bao gồm cả khung).
- Các vít và tán trong thi công nên sử dụng loại ít bị rỉ sét.
2. Tiếp đất cho hệ thống:
Tiếp đất là một hệ thống cần thiết để có thể đảm bảo hệ thống điện mặt trời áp mái vận hành an toàn. Tất cả hệ thống năng lượng mặt trời đều cần phải được tiếp đất với giá trị điện trở đất cần phải < 4 Ohm.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hệ thống tiếp đất có thể sẽ ảnh hưởng đến con người khi hiện tượng rò điện xảy ra. Do vậy, hệ thống tiếp đất/tiếp địa cũng cần phải được bảo trì và tu dưỡng định kỳ theo một khoảng thời gian nhất định.
Các bộ phận cần tiếp đất bao gồm:
- Tấm pin;
- Khung đỡ tấm pin;
- Máng cáp (nếu có);
- Inverter;
- Thiết bị chống sét lan truyền. Đồng thời, đối với các khu vực lắp đặt trên mái cao cần có hệ thống thu sét trực tiếp tránh hiện tượng sét đánh làm hỏng hóc tấm pin.
3. Cáp điện:
Thông thường, cáp điện được sử dụng cho hệ thống điện mặt trời áp mái được chia làm 2 loại: Cáp AC và Cáp DC.
Trong trường hợp nếu lựa chọn cáp DC cho hệ thống, cần phải lưu ý sử dụng loại chuyên dụng sử dụng cho năng lượng mặt trời. Loại cáp này có khả năng cách điện tới 1000VDC và có thể lên đến 1500VDC, bên cạnh đó lớp vỏ cáp phải có khả năng chống tia UV và không bị thoái hóa khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Thường cáp DC sẽ được áp dụng tiêu chuẩn H1Z2Z2-K trên cáp. Việc sử dụng đúng chủng loại cáp DC sẽ góp phần gia tăng tuổi thọ hệ thống và làm giảm nguy cơ rò rỉ điện gây nguy hiểm.
4. Kết nối đầu MC4:
Kết nối đầu MC4/HC4 được sử dụng để nối từ tấm pin về Inverter, thông thường các đầu MC4 này cần phải dùng kềm bấm chuyên dụng và thi công đúng cách để đảm bảo tiếp xúc tốt và không bị thấm nước.
Ngoài ra, bạn cũng nên treo, gá các điểm nối MC4 lên cao để giảm thiểu rủi ro từ việc thấm nước.
5. Inverter:
Ngoài các thành phần cấu thành hệ thống điện mặt trời áp mái như: khung đỡ, tấm pin mặt trời, cáp điện,… thì Inverter cũng được xem là một trong những phần không thể thiếu trong hệ thống điện mặt trời. Khi lắp đặt Inverter cho hệ thống, bạn cần lưu ý một số điều như:
- Đảm bảo không gian thông gió xung quanh Inverter theo khuyến nghị của nhà sản xuất
- Tiếp địa Inverter đúng theo khuyến nghị để tránh các rủi ro.
- Chọn cáp AC và CB phía AC phù hợp
Mỗi hệ thống điện mặt trời áp mái đều sẽ có những đặc điểm riêng tùy thuộc vào địa hình, diện tích, khí hậu,… của nơi lắp đặt. Do vậy cần phải tỉ mỉ đo lường và lựa chọn cẩn thận các loại vật liệu, tuân thủ theo các quy định của nhà sản xuất trong lắp đặt để có thể đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn và hiệu quả.