Skip to Content

Blog

Hệ thống điện năng lượng mặt trời Hybrid là gì?

Hệ thống điện mặt trời Hybrid là hệ thống điện năng lượng mặt trời có cấu tạo và chức năng chung của hai hệ thống điện mặt trời hòa lưới và điện mặt trời độc lập, là hệ thống điện mặt trời đấu nối chung với lưới điện của điện lực, cho phép bán điện cho EVN nếu điện mặt trời tạo ra dư và có thể lấy điện của EVN để tiêu thụ nếu điện mặt trời thiếu.

⇒ Hệ thống vẫn hoạt động khi mất điện lưới, hệ thống có thể có trang bị thiết bị lưu trữ điện như Acquy hoặc Pin Lithium để dự phòng nguồn điện 24/24 trong trường hợp mất điện lưới.

Hệ thống điện mặt trời Hybrid

Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện Hybrid

♦ Hệ thống ưu tiên sử dụng nguồn điện một chiều từ các tấm pin mặt trời để chuyển thành nguồn điện xoay chiều cung cấp cho các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà, đồng thời sạc cho ắc quy nếu acquy chưa đầy.

♦ Nếu nguồn điện từ các tấm pin mặt trời tạo ra dư sẽ được hòa vào lưới điện để bán điện cho điện lực. Khi nguồn điện từ các tấm pin mặt trời và acquy bị thiếu, hệ thống sẽ tự động lấy thêm điện từ nguồn điện lưới để cung cấp cho các thiết bị điện và sạc cho acquy.

♦ Trường hợp bị mất điện lưới hoặc bạn chủ động ngắt kết nối với điện lưới, Hệ thống điện mặt trời Hybrid sẽ sử dụng nguồn điện từ các tấm pin mặt trời và nguồn điện dự phòng từ acquy để cung cấp cho các thiết bị tiêu thụ điện.

Hệ thống điện mặt trời Hybrid sẽ luôn ưu tiên Nguồn điện để cung cấp cho thiết bị điện như sau: Điện mặt trời, Acquy, Điện lưới. Trong trường hợp điện lưới mất, vào ban ngày thì hệ thống sẽ sử dụng nguồn điện từ các Tấm Pin mặt trời để cung cấp điện cho các thiết bị điện, nếu nguồn điện từ pin mặt trời không đủ thì Inverter Hybrid sẽ lấy điện từ nguồn năng lượng lưu trữ trong acquy để cung cấp cho thiết bị điện cho đến khi cạn Acquy.

⇒ Nếu hệ thống Hybrid của bạn có công suất Pin mặt trời hoặc dung lượng acquy nhỏ, trong trường hợp mất điện, bạn chỉ nên sử dụng các thiết bị tiêu thụ ít điện như quạt, tivi, đèn… hạn chế hoặc không sử dụng các thiết bị công suất lớn như: thang máy, điều hòa, máy nước nóng, bếp điện .v.v.. để Hệ thống Hybrid không bị quá tải và để sử dụng acquy được bền hơn.

Ưu điểm của hệ thống điện mặt trời Hybrid

Đảm bảo cung cấp điện liên tục 24/7

Hệ thống tích trữ nguồn điện từ mặt trời sạc cho acquy để đảm bảo an ninh năng lượng 24/7 cho các thiết bị điện ưu tiên sử dụng. Hệ thống không phụ thuộc nhiều vào điện lưới nên khi lưới điện gặp sự cố, hoạt động của doanh nghiệp không bị ảnh hưởng.

Giảm ô nhiễm tiếng ồn

Hệ thống vận hành tự động và không phải tốn chi phí cho các loại nhiên liệu như xăng, dầu… đặc biệt hệ thống vận hành một cách yên tĩnh, không ồn ào, ô nhiễm, độc hại như các loại máy nổ phát điện.

Tiết kiệm chi phí tiền điện

Bằng việc sử dụng nguồn năng lượng điện từ mặt trời, gia đình, doanh nghiệp của bạn không chỉ tự chủ được nguồn điện cho các thiết bị quan trọng mà còn giảm tối đa chi phí điện hằng tháng.

Đối tượng sử dụng hệ thống điện mặt trời Hybrid

Điện năng lượng mặt trời Hybrid là giải pháp điện mặt trời hòa lưới và sử dụng acquy để duy trì nguồn điện liên tục 24/7 cho các thiết bị quan trọng được ưu tiên sử dụng. Hệ thống ứng dụng phù hợp tại các trung tâm dữ liệu, trạm phát sóng viễn thông (BTS), quốc phòng, y tế, hệ thống server, thang máy…

 Hệ thống điện năng lượng mặt trời Hybrid phù hợp ứng dụng cho các biệt thự, hộ gia đình đặc biệt là các hộ kinh doanh cần duy trì nguồn điện, các khu vực điện yếu do ở xa nguồn điện lưới.

Công ty TNHH SXTMDV Kỹ thuật AP chuyên cung cấp các giải pháp lắp đặt Hệ thống điện năng lượng mặt trời Hybrid, điện mặt trời hòa lưới chất lượng cao, hiệu quả, an toàn tuyệt đối, giá cả phải chăng cho các Hộ gia đình, Hộ kinh doanh, Doanh nghiệp, Nhà xưởng sản xuất… trên toàn quốc. Vui lòng liên hệ để được tư vấn cụ thể.

READ MORE

Nên lắp điện mặt trời hòa lưới hay hòa lưới có dự trữ?

Đều giúp tiết kiệm tiền điện mỗi tháng và có thể bán điện dư cho ngành điện, nên lắp điện mặt trời hòa lưới hay hòa lưới có dự trữ là mối phân vân của nhiều hộ gia đình. So sánh những ưu, nhược điểm của hai mô hình này sẽ giúp gia đình bạn đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.

Nhìn chung, hệ thống điện mặt trời gia đình hiện nay có thể chia thành 3 loại: hệ thống hòa lưới, hệ thống độc lập và hệ thống hòa lưới có dự trữ (loại hỗn hợp). Trong đó, ở hệ thống điện mặt trời độc lập, điện năng tạo ra từ các tấm pin năng lượng mặt trời được lưu trữ trên ắc quy, sau đó thông qua thiết bị chuyển đổi dòng điện 1 chiều thành xoay chiều cung cấp cho các thiết bị điện trong gia đình. Như vậy, hệ thống này hoạt động hoàn toàn độc lập với lưới điện quốc gia và rất thích hợp cho những khu vực chưa có điện hoặc những gia đình muốn hoàn toàn chủ động về nguồn điện.

Phần lớn các hộ gia đình hiện nay muốn lắp đặt điện mặt trời áp mái để có nguồn điện sạch sử dụng, giảm bớt tiền điện mỗi tháng và có thể bán lại điện dư cho ngành điện tạo nguồn thu nhập thụ động. Do đáp ứng các nhu cầu này, hệ thống điện mặt trời hòa lưới và hòa lưới có dự trữ được lựa chọn nhiều. Tuy nhiên, mỗi loại lại có ưu – nhược điểm khác nhau, các hộ gia đình có thể so sánh để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với mục đích, sở thích cũng như điều kiện kinh tế của mình.

Điện mặt trời hòa lưới: Hiệu quả kinh tế cao nhất

Ưu điểm nổi bật nhất của hệ thống điện mặt trời hòa lưới là hiệu quả kinh tế rất cao khi chi phí đầu tư ban đầu thấp nhất trong 3 mô hình trên và hầu như không phát sinh chi phí trong suốt thời gian dài vận hành. Do đó, thời gian hoàn vốn ngắn (khoảng từ 5-6 năm tùy quy mô hệ thống, nhu cầu sử dụng điện, điều kiện lắp đặt). Bên cạnh đó, điện tạo ra từ hệ thống pin năng lượng mặt trời sẽ được cung cấp cho các thiết bị điện, nếu dư thừa sẽ được đẩy lên lưới điện quốc gia hoàn toàn tự động nên người dùng không cần thực hiện bất cứ thao tác nào.

Tuy nhiên, do hòa trực tiếp và chạy song song với lưới điện quốc gia nên khi mất điện lưới, hệ thống cũng không hoạt động (để đảm bảo an toàn cho các nhân viên điện lực khi bảo trì bảo dưỡng, sửa chữa lưới điện). Tất nhiên, đây không phải là vấn đề với những gia đình sinh sống ở khu vực có điện ổn định và hầu như không bị mất điện lưới. Nhưng với những hộ gia đình ở vùng thường xuyên bị mất điện, đây được xem là một nhược điểm của hệ thống này.

Điện mặt trời hòa lưới có dự trữ: Hoạt động như hệ thống hòa lưới nhưng có thể sử dụng ngay cả khi mất điện

Điện mặt trời hòa lưới có dự trữ được xem như sự kết hợp giữa hệ thống hòa lưới với hệ thống độc lập và hoàn thiện những thiếu sót. Bình thường, gia đình sẽ sử dụng điện như ở hệ thống hòa lưới. Điều khác biệt là khi mất điện lưới, bạn vẫn có thể sử dụng các thiết bị điện nhờ hệ thống ắc quy dự phòng đã được nạp đầy trong lúc có điện lưới. Như vậy, việc lắp đặt hệ thống hòa lưới có dự trữ mang lại ưu điểm lớn nhất là vừa có thể hòa lưới vừa có thể dự trữ điện năng, dự phòng cho những thời điểm mất điện.

Nhưng, hệ thống này vẫn có nhược điểm, đó là về giá trị kinh tế. Do phải đầu tư cho bộ ắc quy và một số thiết bị khác nên so với hệ thống hòa lưới, chi phí hệ thống điện mặt trời hòa lưới có dự trữ cao hơn nhiều, kể cả chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành (do ắc quy có tuổi thọ thấp hơn các tấm pin năng lượng mặt trời). Do đó, thời gian thu hồi vốn sẽ lâu hơn.

Như vậy, có thể thấy:

  • Nếu gia đình bạn muốn có hệ thống điện mặt trời với chi phí tối thiểu mà mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, bạn ở khu vực ít bị cắt điện (hoặc bị không ảnh hưởng nhiều khi cắt điện), hệ thống điện mặt trời hòa lưới sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.
  • Nếu gia đình bạn muốn có một giải pháp vừa tiết kiệm hóa đơn điện vừa có thể sử dụng điện ngay cả khi mất điện lưới (để thoải mái trong sinh hoạt, nhất là khi gia đình có trẻ nhỏ, người cao tuổi hay người bệnh… hoặc do cần thiết như trong nhà có thành viên thường xuyên làm việc tại nhà), bạn nên ưu tiên hệ thống hòa lưới có dự trữ.

 

Điện mặt trời là giải pháp năng lượng xanh, sạch đang được Nhà nước khuyến khích phát triển. Dù lựa chọn lắp đặt điện mặt trời hòa lưới, độc lập hay hòa lưới có dự trữ, bạn cũng đang góp phần bảo vệ môi trường và giúp giảm áp lực cho ngành điện quốc gia. Để được tư vấn chi tiết về điện mặt trời, bạn có thể liên hệ ngay cho AP Solar.

READ MORE

Chi phí lắp đặt điện mặt trời hộ gia đình

Ngày nay việc phải chi trả cho các hoá đơn tiền điện cao là mối quan tâm của nhiều hộ gia đình. Hệ thống năng lương điện mặt trời được ra đời nhằm góp phần giải quyết vấn đề này, giúp cải thiện cũng như bù đắp lại khoản tiền mà khách hàng phải chi trả về điện. Vậy chi phí lắp đặt điện mặt trời hộ gia đình là khoảng bao nhiêu?

Hiện nay, tại Việt Nam có 2 hệ thống điện mặt trời chính: hệ thống điện mặt trời hòa lưới và hệ thống điện mặt trời độc lập.

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới

Điện năng lượng mặt trời lấy từ năng lượng của dòng bức xạ điện từ xuất phát từ Mặt Trời được hấp thu trực tiếp qua tấm pin mặt trời chuyển hóa thành điện năng, nối trực tiếp vào hệ thống điện lưới có sẵn nên được gọi là hệ thống điện mặt trời hòa lưới (nối lưới).

Nguyên lý hoạt động của điện mặt trời hoà lưới

Hệ thống pin năng lượng mặt trời sẽ nhận bức xạ mặt trời và chuyển hóa thành nguồn điện một chiều (DC). Nguồn điện DC này sẽ được chuyển đổi thành nguồn điện xoay chiều (AC) thông qua Grid Tie Inverter ( bộ chuyển đổi điện nối lưới). Với bộ chuyển đổi này sẽ đảm bảo nguồn năng lượng được tạo ra từ hệ pin mặt trời sẽ được chuyển đổi ở chế độ tốt nhất nhằm tối ưu hóa nguồn năng lượng từ hệ pin mặt trời và cung cấp điện năng cho tải.
Bên cạnh đó việc inverter có chế độ thông minh, tự dò tìm và đồng bộ pha nhằm kết nối giữa điện năng tạo ra từ hệ pin mặt trời và điện lưới. Sau đây là bảng chi phí lắp đặt điện mặt trời mà bạn có thể tham khảo:

Công suất hệ thống Sản phẩm chất lượng tiêu chuẩn Sản phẩm cao cấp vượt trội
✅ Quy mô vừa (100-500kWp) ⭐ 15 – 17 triệu đồng / kWp ⭐ 17 – 19 triệu đồng / kWp
✅ Quy mô lớn >1MWp ⭐14 – 15 triệu đồng / kWp ⭐ 15 – 17 triệu đồng / kWp

 

Một số đơn vị nhỏ có thể có đơn giá thấp hơn mức đề xuất bên trên nhưng khách hàng nên xem kỹ năng lực của đơn vị chào giá và xuất xứ của sản phẩm.

Hệ thống điện mặt trời độc lập

Hệ thống này chuyển hóa điện năng từ năng lượng mặt trời thông qua tấm pin quang điện và điện năng được lưu trữ trực tiếp trên ắc quy hoạt động độc lập mà không cần thông qua lưới điện công cộng.

4 loại thiết bị chính dùng cho điện mặt trời

Để có hệ thống điện mặt trời độc lập, phải đầu tư cả bộ gồm 4 loại thiết bị chính là: tấm pin mặt trời, bộ điều khiển sạc, bộ chuyển Đổi DC/AC và bộ bình ắc-quy, trong đó có 2 bộ phận đắt tiền nhất là tấm pin và bộ bình ắc-quy. Nếu hòa vào lưới điện, chúng ta sẽ không phải tốn tiền cho bộ bình ắc-quy trữ điện và một số thiết bị, như vậy giá sẽ giảm xuống phân nửa.

Chi phí đầu tư hệ thống điện mặt trời độc lập

Việc đầu tư hệ thống điện mặt trời với quy mô như thế nào là tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng điện của hộ gia đình, cơ quan, doanh nghiệp. Đối với những công sở, văn phòng làm việc nhỏ, ít người, có thể đầu tư một hệ thống điện mặt trời có công suất từ 1-3kW, giá mỗi kW khoảng 2000 – 3000 USD, diện tích giàn pin từ 8-25m2. Những văn phòng, công sở có nhiều người làm việc, có thể lắp đặt hệ thống khoảng 10kW, giá 20,000 USD, diện tích giàn pin chiếm khoảng 80m2.

Trong quá trình vận hành, hệ thống điện mặt trời hầu như không có hư hỏng gì. Chỉ có bình ắc-quy là phải thay, cứ từ 3-5 năm một lần. Giá 1 chiếc bình ắc-quy hiện nay là 150 USD. Hệ thống có công suất 1kW cần đến 6-8 chiếc bình ắc-quy như thế. Bộ điều khiển sạc và bộ biến điện cũng phải thay, cứ khoảng 10 năm 1 lần.

Đối với hộ gia đình, nếu dùng để thắp sáng 2 bóng đèn compact tiết kiệm điện loại 14W, 1 tivi 21inch (30W) và 1 chiếc quạt bàn (40W), thì có thể đầu tư hệ thống có công suất 200Wp, giá khoảng 800 USD. Hệ thống nhỏ này mỗi ngày có thể sản suất được khoảng 0,8kWh điện. Còn hệ thống lớn hơn một chút, có công suất 400Wp, giá 1400 USD, mỗi ngày sản xuất được khoảng 1,6kWh điện, có thể dùng liên tục trong 5 giờ liền để thắp sáng 6 bóng đèn compact tiết kiệm điện, 1 máy cassette, 1 quạt bàn và 1 chiếc ti vi màu. Hệ thống lớn hơn nữa, có công suất 1000Wp, giá bán khoảng 3500 USD, sản xuất được khoảng 4kWh điện mỗi ngày, có thể thắp sáng được 4 compact tiết kiệm điện (trong 7 giờ), 1 máy cassette (6 giờ), 2 quạt bàn (7 giờ), 1 tivi (8 giờ) và 1 nồi cơm điện (1 giờ) và tủ lạnh…

Thông thường, nếu muốn sử dụng thêm máy điều hòa nhiệt độ có công suất 1HP, thì phải đầu tư hệ thống điện mặt trời có công suất trên 1.5kW, tốt nhất là 3kW (giá khoảng 10,000 USD). Một hệ thống pin mặt trời có công suất 1kW có thể sản suất bình quân khoảng 4kWh điện trong 1 ngày.

Nguyên lý hoạt động điện mặt trời độc lập

Tấm pin năng lượng mặt trời là hệ thống các tấm vật liệu đặc biệt có khả năng chuyển đổi quang năng của ánh sáng mặt trời thành điện năng. Tấm pin có cấu tạo là những tế bào quang điện có hiệu suất cao, công suất từ 20 – 310Wp và có tuổi thọ trung bình là 30 năm.

Nếu bạn còn thắc mắc về chi phí lắp đặt điện mặt trời, hãy chia sẻ với AP Solar để được tư vấn về những giải pháp năng lượng tối ưu và hiệu quả nhất cho gia đình bạn.

 

READ MORE

Lắp đặt điện mặt trời cho ngôi nhà, bắt đầu từ đâu?

Bạn muốn tiết kiệm tiền điện mỗi tháng bằng cách lắp điện mặt trời áp mái cho gia đình mình nhưng không biết cần chuẩn bị những gì, bắt đầu từ đâu? Sau đây là 3 bước quan trọng giúp bạn hình dung cụ thể những việc mình cần làm để lắp điện mặt trời cho gia đình.

Bước 1: Xác định nhu cầu sử dụng điện, quy mô hệ thống cần lắp đặt

Để lắp điện mặt trời cho gia đình, điều bạn cần làm đầu tiên là xác định nhu cầu sử dụng điện trong nhà. Bạn có thể xem lại hóa đơn tiền điện của 3-6 tháng gần nhất để biết lượng điện tiêu thụ trung bình của gia đình trong một tháng. Từ nhu cầu sử dụng điện, bạn sẽ xác định được quy mô hệ thống điện năng lượng mặt trời phù hợp cho gia đình mình. Trước đây, ta tính toán lắp đặt một hệ thống điện mặt trời tạo sản lượng điện bằng 50-70% so với nhu cầu điện năng của gia đình là phù hợp. Tuy nhiên, với chính sách ưu đãi từ Chính phủ với cơ chế giá FIT 2, hộ gia đình có thể lắp đặt điện mặt trời và bán lại phần điện dư trực tiếp cho EVN hoặc đơn vị được ủy quyền, mức giá cố định được áp dụng đến 20 năm kể từ ngày vận hành thương mại. Việc bán lại điện dư vào ban ngày cho EVN để tiết kiệm lại vào buổi tối là giải pháp khả thi và sinh nhiều lợi nhuận cho hộ gia đình. Vì vậy, các gia đình có thể xem xét lắp đặt hệ thống mặt trời có sản lượng bằng hoặc cao hơn so với tổng công suất tiêu thụ điện trong 1 tháng.

Theo kinh nghiệm lắp đặt điện mặt trời áp mái hộ gia đình của AP Solar, hiện tại hộ gia đình có thể tra cứu hệ thống điện mặt trời phù hợp theo liệt kê dưới đây. Từ thời điểm 22.5.2020, để hưởng chính sách ưu đãi lớn từ chính phủ, có thể xem xét công suất lớn hơn để bán điện tùy theo nhu cầu:

  • Hệ thống 3 kWp trở xuống: Phù hợp với những gia đình có nhu cầu tiêu thụ điện thấp, dùng khoảng 600-1.200 kWh/tháng.
  • Hệ thống 4-5 kWp: Phù hợp với những gia đình có nhu cầu tiêu thụ điện trung bình, dùng khoảng 1.200-1.800 kWh/tháng.
  • Hệ thống 6-8 kWp: Phù hợp với những gia đình có nhu cầu tiêu thụ điện cao, dùng khoảng 1.800-2.400 kWh/tháng.

 

Bước 2: Chuẩn bị tài chính

Chuẩn bị tài chính là bước thứ 2 bạn cần thực hiện khi muốn lắp điện mặt trời cho gia đình. Chi phí đầu tư một hệ thống điện mặt trời phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như:

  • Chất lượng của các loại vật tư (nhất là các vật tư chính như tấm pin năng lượng mặt trời, bộ hòa lưới và các vật tư phụ có ảnh hưởng đến an toàn và kết cấu căn nhà như dây điện chuyện dụng cho DC, dàn khung chống oxy hóa, thiết bị đóng ngắt và bảo vệ…);
  • Điều kiện mái thi công (mái tôn, mái bằng hay mái ngói; hướng của mái, mái cao hay thấp, có phức tạp hay không…);
  • Chi phí lắp điện mặt trời của đơn vị thi công.

Hệ thống điện mặt trời sử dụng vật tư cao cấp, điều kiện thi công phức tạp, thực hiện bởi đơn vị thi công uy tín có chế độ bảo hành bảo dưỡng tốt… thì tất nhiên chi phí sẽ nhỉnh hơn.

Tuy nhiên, nhìn chung, ở hệ thống điện mặt trời hộ gia đình quy mô nhỏ, chi phí sẽ khoảng 20 – 25 triệu đồng cho 1 kWp với các sản phẩm chất lượng. Với các sản phẩm cao cấp có tiêu chuẩn và chất lượng vượt trội, bảo hành trên 25 năm, chi phí sẽ khoảng 25 – 27 triệu đồng cho 1 kWp.

Với các gia đình lắp hệ thống điện mặt trời áp mái quy mô lớn hơn (như có dãy nhà trọ, có xưởng sản xuất, nhà ở kết hợp văn phòng làm việc…) thì chi phí cho mỗi kWp sẽ giảm đi. Quy mô lắp đặt càng lớn, chi phí cho mỗi kWp sẽ càng giảm.

Bước 3: Lựa chọn đơn vị thi công lắp điện mặt trời uy tín

Hệ thống điện mặt trời thường có giá trị lớn (từ vài chục đến vài trăm triệu đồng) nên nếu lắp đặt không đạt chuẩn thì công suất vận hành thấp, người đầu tư sẽ bị thiệt hại về kinh tế. Trong trường hợp không may, nếu xảy ra sự cố về điện do lắp đặt sai, hệ lụy sẽ rất khó lường. Do đó, bạn không nên tự lắp điện mặt trời và nên cẩn trọng chọn đơn vị thi công lắp đặt điện mặt trời gia đình uy tín để đảm bảo an toàn điện cũng như đảm bảo công suất, tuổi thọ của công trình.

Đơn vị thi công sẽ khảo sát toàn diện địa điểm lắp đặt và tư vấn chi tiết cho bạn về công suất hệ thống, các vật tư… sao cho phù hợp với nhu cầu điện năng, ngân sách cũng như sở thích của bạn. Tại AP Solar, sau khi bạn quyết định chọn hệ thống điện mặt trời áp mái phù hợp, AP Solar sẽ chịu trách nhiệm tất cả các khâu, từ thủ tục giấy tờ, giấy phép cho đến liên hệ với công ty điện lực và lắp đặt. Thông thường, thời gian lắp điện mặt trời hộ gia đình chỉ từ 2-7 ngày (tùy quy mô hệ thống và điều kiện thi công). Bạn có thể tham khảo chi tiết quy trình làm việc của AP Solar.  

READ MORE

Các hệ thống điện mặt trời phổ biến hiện nay

Điện mặt trời tại Việt Nam ngày càng phổ biến và được nhiều người quan tâm, không chỉ ở những khu vực chưa có điện lưới hoặc điện lưới chập chờn, mà còn là giải pháp rất hữu hiệu và thân thiện môi trường đáp ứng nhu cầu sử dụng điện hằng ngày hoặc dự phòng trong thành thị. Rất nhiều khách hàng liên hệ AP Solar chia sẻ rằng họ có nghe nói về nhiều hệ thống điện mặt trời áp mái nhưng chưa hình dung cụ thể có những loại nào, đặc điểm của từng loại ra sao… Những nội dung hữu ích sau đây sẽ  giúp bạn đọc có thêm thông tin tốt hơn để chọn một hệ thống phù hợp cho nhu cầu của mình.

  • Điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ

 

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ là hệ thống hoạt động kết hợp giữa điện năng lượng mặt trời và điện lưới quốc gia, khi sản sinh ra điện sẽ cung cấp cho các thiết bị dùng luôn. Hệ điện mặt trời hoà lưới không lưu trữ không có hệ thống acquy để tích lại điện nên chỉ sử dụng vào ban ngày. Buổi tối sử dụng điện nhà nước. Hệ thống điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ cực kỳ hiệu quả với những gia đình và nhà xưởng, công ty sử dụng điện nhiều vào ban ngày, vì sản sinh bao nhiêu điện sẽ được dùng hết bấy nhiêu.

Với hệ thống điện mặt trời hòa lưới không lưu trữ, khi sản lượng điện sản sinh ra nhiều hơn công suất sử dụng của thiết bị thì lượng điện dư đấy sẽ đẩy ngược lên điện lưới Quốc gia. Sản lượng đẩy ngược này sẽ được cấp công tơ 2 chiều để ghi nhận lại và được EVN mua lại theo quyết định của thủ tướng chính phủ. So với hệ thống điện mặt trời độc lập, hệ thống hoà lưới không lưu trữ rất đơn giản, dễ hiểu và thiết kế, chỉ với hai thành phần chính là mô-đun PV và biến tần cấp nguồn AC vào hệ thống lưới điện để bù một phần hoặc tất cả điện tiêu thụ từ lưới. Các hệ thống này rẻ hơn, dễ cài đặt và bảo trì hơn, đồng thời hoạt động hiệu quả hơn các hệ thống dựa trên ắc quy lưu trữ có công suất tương đương.

  • Điện mặt trời hòa lưới có lưu trữ

 

Hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới có lưu trữ là sử dụng điện mặt trời hòa vào điện lưới tạo thành hai dòng điện song song cung cấp cho tải tiêu thụ. Cụ thể hệ thống hoạt động theo nguyên lý như sau: các tấm Panel năng lượng mặt trời sẽ chuyển hóa năng lượng mặt trời thành điện năng. Thiết bị kích điện inverter sẽ kích dòng điện một chiều từ pin mặt trời lên dòng điện xoay chiều 220v. Sau đó hệ thống sẽ sạc đầy các bình ắc quy bằng sạc nlmt. Khi các bình ắc quy được sạc đầy hệ thống sẽ tự động hòa cùng vào điện lưới và cung cấp điện cho tải tiêu thụ.

Cấu tạo của hệ thống nối lưới có Lưu trữ

1. Các tấm pin năng lượng mặt trời ( Solar panel ).

2. Bộ chuyển đổi điện DC-AC Inverter hòa lưới.

3. Hệ thống ắc quy lưu trữ

4. Đồng hồ điện 2 chiều.

Đối tượng khách hàng:

– Hộ gia đình sử dụng nhiều điện phải trả tiền điện hàng tháng cao.

– Người có điều kiện kinh tế cao muốn chủ động nguồn điện không phụ thuộc vào điện lưới.

– Chủ nhà xưởng sản xuất tiêu thụ lượng điện lớn.

Lưu ý: những đối tượng Khách hàng trên ở nơi thường xuyên bị cúp điện lưới ( > 3lần/tháng đối với hộ GĐ, >1lần/tháng xưởng sản xuất)

  • Điện năng lượng mặt trời độc lập

 

Điện mặt trời độc lập là hệ thống điện từ năng lượng mặt trời hoạt động độc lập và không phụ thuộc vào điện lưới. Hệ thống tạo năng lượng mặt trời thành nguồn điện một chiều qua các tấm pin mặt trời. Sau đó được sạc đầy bình ắc quy qua sạc năng lượng mặt trời và chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều sin chuẩn 220V. Cuối cùng khi điện đã cùng tần số sẽ được cung cấp trực tiếp cho các thiết bị tiêu thụ điện hoạt động.

Cấu tạo của hệ thống điện mặt trời độc lập (Off-grid)  Một hệ thống điện năng lượng mặt trời theo mô hình độc lập bao gồm các phần sau:

1. Các tấm pin năng lượng mặt trời ( Solar Panels PV ).

2. Hệ thống lưu trữ ( Ắc Quy ).

3. Bộ điều khiển sạc. 4. Bộ chuyển đổi điện áp DC – AC ( Inverter ).

Đối tượng KH:

– Vùng không có điện lưới.

– Có điện lưới nhưng KH muốn chủ động nguồn điện không phụ thuộc vào điện lưới.

– Cung cấp năng lượng cho phương tiện giao thông ( tàu, xe…)

Vì hệ thống không phụ thuộc vào điện lưới nên dễ dàng lắp đặt và ứng dụng ở bất kỳ đâu. Đây là nguồn năng lượng thay thế điện lưới giúp mang lại ánh sáng và điện năng cho sinh hoạt cũng như sản xuất trên các vùng núi và hải đảo.

Khi có nhu cầu tham khảo và lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái, bạn hãy liên hệ ngay cho AP Solar. Các kỹ sư của chúng tôi sẽ tư vấn và hỗ trợ tận tình.

READ MORE

Nên lắp điện mặt trời dành cho những hộ sử dụng điện ban ngày nhiều

Hiện nay Bộ Công Thương đang cấn nhằc việc tăng giá điện ,cho nên những hộ gia đình , Hộ kinh doanh , Doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ điện ban ngày nhiều ,nên cần lắp hệ thống điện mặt trời mang lại hiệu quả kinh tế cao , góp phần vào việc cải thiện môi trường xanh .
 Chính phủ đã và đang có nhiều chính sách tích cực khuyến khích nhân dân lắp đặt sử dụng và phát triển các dự án điện mặt trời áp mái.

Vào thời gian cao điểm sử dụng điện, hoặc mùa nắng nóng, các hệ thống điện mặt trời phát điện tự cung cấp một phần, hoặc toàn phần nhu cầu phụ tải của hộ tiêu thụ. Ngoài ra có thể phát lên lưới điện giúp giảm quá tải các trạm biến áp, giảm khả năng sự cố điện. Tùy thuộc quy mô lắp đặt mà hệ thống điện năng lượng mặt trời có thể cung cấp hoàn toàn 100% lượng điện năng cho khách hàng (ban ngày phát dư lên lưới điện, ban đêm sử dụng ít hơn); hoặc làm giảm chỉ số tiêu thụ điện năng (khách hàng trả tiền mua điện mức giá thấp, bậc 1-2-3), không mất chi phí, hoặc giảm chi phí tiền mua điện giá cao (bậc 4-5-6). Phần điện dư thừa được các công ty điện lực mua lại.

  • Lợi ích về chính trị, xã hội

Ngoài ra lợi ích kinh tế to lớn, việc lắp đặt điện mặt trời mang lại lợi ích về chính trị xã hội rất nhiều khi Nhà nước giảm tiền đầu tư nhà máy điện, trạm biến áp, đường dây; Các công ty điện lực giảm quá tải và sự cố điện. Đối với vùng sâu, vùng cao, hải đảo… điện mặt trời trên mái nhà đem lại hiệu quả cao hơn nữa do điều kiện đường dây điện không thể vươn tới.

  • Lợi ích về môi trường

Việc các cá nhân, hô gia đình lắp điện mặt trời sẽ làm giảm tải cho các nhà máy phát điện, nhất là các nhà máy nhiệt điện than. Điều nay làm giảm thiểu lượng CO2 mà các nhà máy đó thải ra làm ô nhiễm môi trường cũng như hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra phần mái nhà được cách nhiệt bằng việc phủ lên hệ thống tấm pin năng lượng mặt trời giúp giảm nóng cho ngôi nhà, nhà xưởng sản xuất, văn phòng công ty, chung cư, khách sạn và giảm công suất tiêu thụ điện của máy lạnh. Hệ thống điện mặt trời hòa lưới không sử dụng ắc quy chì do đó không phải tốn chi phí đầu tư, bảo trì, bảo dưỡng ắc quy. Đặc biệt, hệ thống này có tuổi thọ kéo dài trên 35 năm giúp mang lại hiệu quả lâu dài về mặt kinh tế và môi trường rất lớn.

Với những phân tích vừa nêu, AP Solar hi vọng thỏa mãn thắc mắc của quý khách hàng về việc có nên lắp điện mặt trời. Khi cần thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay zalo 0938167838 KS VƯƠNG tư vấn .

READ MORE

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới dành cho doanh nghiệp

Hiện tại các nhà máy, nhà máy, công ty, xưởng đang tiêu thụ rất nhiều năng lượng. Chi phí hóa đơn tiêu thụ điện hàng tháng chiếm một phần lớn trong chi phí sản xuất của công ty. Một giải pháp ưu việt để tiết kiệm chi phí là lắp đặt hệ thống điện mặt trời hòa lưới cho doanh nghiệp. Đây là hướng khoa học mang lại cho doanh nghiệp sự tăng trưởng và phát triển bền vững.

  • Mô hình hoạt động của năng lượng mặt trời cho doanh nghiệp

 

Hệ thống các tấm pin mặt trời sẽ được lắp đặt trên mái nhà của các nhà máy, tòa nhà văn phòng. Hệ thống này sẽ hấp thụ ánh sáng mặt trời và tạo ra nguồn DC. Dòng điện trực tiếp này được đẩy trực tiếp vào lưới biến tần và chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều. Sức mạnh này tự động hợp nhất với các thiết bị lưới điện để cung cấp thiết bị điện cho doanh nghiệp.

Hệ thống sẽ luôn ưu tiên sử dụng 100% điện năng từ năng lượng mặt trời. Chỉ đến khi thiếu năng lượng mặt trời cho các doanh nghiệp, hệ thống mới có thể sử dụng điện lưới để cung cấp cho tiêu dùng. Khi năng lượng mặt trời thu thập được sử dụng hết, năng lượng dư thừa sẽ được chuyển trực tiếp vào lưới điện. Điện này sẽ được Nhà nước mua và các doanh nghiệp sẽ có thêm doanh thu từ các hệ thống năng lượng mặt trời.

  • Lợi ích của việc lắp đặt năng lượng mặt trời cho doanh nghiệp

 

Tiết kiệm chi phí điện

Khi sử dụng điện mặt trời hòa lưới, các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm tới 90% chi phí điện hàng tháng, giúp giảm chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá lắp đặt ban đầu rất phải chăng và tuổi thọ của thiết bị cao.

Mang lại hiệu quả kinh tế cao và bền vững

Khi lắp đặt điện mặt trời hòa lưới cho các doanh nghiệp, hệ thống nhà máy sẽ trở nên hiện đại và sang trọng hơn. Các doanh nghiệp tận dụng công nghệ xanh sẽ có cơ hội lớn trong việc thu hút đầu tư, tăng số lượng khách hàng. Có rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới chọn sử dụng năng lượng xanh.

Tiết kiệm chi phí đầu tư – Cuộc sống lâu dài

Có thể có chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng bù đắp cho việc sử dụng lâu dài. Có thể nhanh chóng hoàn vốn trong thời gian ngắn nhất. Hệ thống năng lượng mặt trời cho các doanh nghiệp có tuổi thọ dài lên tới 35 năm. Vì vậy, nó có thể có tác động kinh tế và môi trường lâu dài.

Hưởng lợi từ chính sách mua điện của chính phủ

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới  có đồng hồ đo điện 2 chiều. Nếu điện sản xuất lớn hơn mức tiêu thụ, điện thừa sẽ được khấu trừ vào hóa đơn tiền điện. Số dư còn lại của cả năm sẽ được EVN mua. Nếu doanh nghiệp cần bán điện cho nhà nước có thể cài đặt hệ thống năng lượng mặt trời với công suất lớn hơn.

Hệ thống năng lượng mặt trời  thân thiện với môi trường

Năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường. Hệ thống năng lượng mặt trời kết nối lưới không ảnh hưởng xấu đến môi trường. Các tòa nhà sử dụng năng lượng mặt trời là các tòa nhà xanh thân thiện với môi trường. Nó cũng cho thấy chủ doanh nghiệp  có tầm nhìn chiến lược và có trách nhiệm chung với cộng đồng bảo vệ môi trường.

Hiện nay, hầu hết các công ty và doanh nghiệp chọn lưới điện mặt trời của riêng họ với công suất phù hợp với quy mô. Vui lòng tham khảo sự tư vấn của AP Solar để biết chính xác các thiết bị cũng như báo giá của các gói điện mặt trời hòa lưới.

 

READ MORE

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới là một trong những giải pháp được người khách hàng/ doanh nghiệp lựa chọn, hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới là giải pháp tiết kiệm điện năng với ưu điểm nổi bật là tối ưu lợi ích kinh tế và giúp phần giảm thải khí CO2 vào môi trường.

Điện mặt trời ngày nay đã được sử dụng ở nhiều hộ gia đình, nhà máy, tòa nhà … Tại Việt Nam,với cường độ bức xạ mặt trời trung bình cao, hệ thống điện năng lượng mặt trời đạt hiệu suất tối ưu đây là giải pháp tiết kiệm điện năng bằng cách giảm sử dụng năng lượng trên lưới điện.

Cấu tạo của hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới

  • Tấm pin năng lượng mặt trời
  • Bộ chuyển đổi điện năng (Inverter)
  • Giàn khung, giá đỡ, dây diện, phụ kiện
  • Công nghệ giám giám sát thông minh SSOC
  • Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện năng lượng mặt trời nối lưới

Hệ thống sẽ chuyển hóa thành nguồn điện một chiều (DC) từ các tấm pin năng lượng mặt trời thành nguồn điện xoay chiều (AC) thông qua bộ chuyển đổi điện nối lưới (inverter). Bộ chuyển đổi này được lập trình tự dò Điểm công suất cực đại (Maximum Power Point Tracker_MPPT) từ các tấm pin nhằm tối ưu điện năng nhận được từ năng lượng mặt trời.

Hệ thống sẽ đồng bộ pha và kết nối giữa điện mặt trời và điện lưới; trong đó, ưu tiên sử dụng điện mặt trời cung cấp trực tiếp cho tải. Cụ thể:

  • Khi công suất hòa lưới bằng công suất tải thì tải sẽ tiêu thụ hoàn toàn điện từ hệ thống điện NLMT
  • Khi công suất tải tiêu thụ lớn hơn công suất hòa lưới thì tải sẽ lấy thêm lưới bù vào.
  • Khi công suất tải tiêu thụ nhỏ hơn công suất hòa lưới, lượng điện thừa sẽ đẩy lên công tơ điện và được công tơ điện 2 chiều ghi nhận.

Lượng điện dư sẽ được điện lực mua lại. Đây cũng chính là hiệu quả nổi bật của hệ thống điện mặt trời hòa lưới. Chính vì vậy, sử dụng điện mặt trời không chỉ tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường mà còn được xem là giải pháp tiết kiệm điện năng đáng đầu tư hiệu quả trong thời điểm hiện nay.

Bài toán kinh tế của “Giải pháp tiết kiệm điện” từ điện mặt trời

Tại khu vực miền Nam, miền Trung, một ngày là 4h nắng để hệ thống đạt công suất tối đa (hệ số giờ năng ở miền Bắc là 3,5). Với hệ thống điện NLMT 4 kWp, mỗi ngày hệ thống sẽ sản sinh ra 4*4 kWp = 16 kWp, tương đương 1 tháng lượng điện sản sinh ra là 16*30 = 480 kWp điện. Với giá điện hiện nay, tính trung bình 1 tháng hệ thống tiết kiệm chi phí tiền điện là 992.640/ tháng. Tổng chi phí mà hệ thống điện NLMT  4kWp tiết kiệm trong 1 năm sẽ là 11.911.680 đ. Chi phí tiết kiệm càng tăng nếu giá điện tăng hàng năm.  Do đó, sử dụng điện năng lượng mặt trời nối lưới chính là đầu tư có hiệu quả kinh tế trong giải pháp tiết kiệm điện năng.

Ưu điểm của hệ thống điện mặt trời hòa lưới

  • Hệ thống không sử dụng ắc quy nên chi phí đầu tư và bảo dưỡng thấp
  • Hệ thống, thao tác vận hành đơn giản. Dễ dàng nâng cấp mở rộng hệ thống
  • Tuổi thọ của hệ thống pin năng lượng mặt trời cao, công suất đỉnh ngõ ra của tấm pin bảo hành 25 năm
  • Tiết kiệm chi phí điện năng, góp phần bảo vệ mội trường
  • Hệ thống tự động ngưng hoạt động trong trường hợp điện lưới mất để đảm bảo an toàn cho lưới điện và người sử dụng

 

Hệ thống điện mặt trời hòa lưới là giải pháp tiết kiệm điện năng hiệu quả mà các hộ gia đình, doanh nghiệp không thể bỏ qua. Liên hệ ZALO 0938167838 KS VƯƠNG để tư vấn cụ thể

READ MORE

Cách vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời

Cho dù mục đích sử dụng pin năng lượng trong hệ thống điện mặt trời áp mái của các cá nhân, tổ chức có như thế nào đi chăng nữa thì nhu cầu chính yếu nhất đó là làm sao để tận dụng tối đa công suất của các tấm pin nhằm sản xuất ra nhiều điện năng nhất có thể.

Một trong các yếu tố quan trọng trong việc tối đa khả năng hoạt động của hệ thống điện mặt trời là đảm bảo duy trì hiệu suất các tấm pin. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành, khi các tấm pin bị bẩn như bám bụi, lá cây, phấn hoa, phân chim và các loại mảnh vụn… sẽ làm giảm khả năng hấp thụ bức xạ, từ đó giảm nguồn năng lượng mà các tấm pin tạo ra, gây tổn thất năng lượng có thể lên đến 50%. Vì thế, việc vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trời thường xuyên là điều hết sức cần thiết vì nó sẽ giúp kéo dài tuổi thọ, tối ưu công suất hoạt động của các tấm pin, qua đó giảm thiểu chi phí bảo trì sửa chữa, tăng hiệu quả về mặt đầu tư, nhất là các doanh nghiệp điện mặt trời có nhiều dự án đầu tư với mục đích thương mại.

Giải pháp nào để làm sạch các tấm pin năng lượng mặt trời?

Có rất nhiều giải pháp để vệ sinh các tấm pin năng lượng mặt trời. Dưới đây là một số giải pháp cũng như ưu điểm và nhược điểm nhằm giúp quý bạn đọc có cái nhìn khách quan hơn:

  • Giải pháp làm sạch tấm pin theo kiểu truyền thống: Phương pháp này sẽ dựa vào nhân công được trang bị các thiết bị vệ sinh chuyên dụng kết hợp với nước để lau sạch bề mặt các tấm panel.

+ Ưu điểm:

– Dễ thực hiện

– Chi phí bảo trì thấp

– Không cần hệ thống điều khiển

– Khả dụng ở mọi địa hình khó khăn

– Thích hợp với hệ thống solar nhỏ dành cho hộ gia đình

+ Nhược điểm:

– Tốn rất nhiều nước, đơn cử là để làm sạch 1 tấm pin mặt trời sẽ tốn đến gần 1,2 lít nước

– Khả năng làm sạch không cao do sức người hạn chế

– Tốn rất nhiều thời gian: mất đến 21 giây để làm sạch 1 tấm pin mặt trời

– Phải sử dụng nhiều nhân công lao động, tốn nhiều chi phí về con người, không thích hợp với những nhà máy điện mặt trời có quy mô lớn nhiều MW.

– Khó làm sạch ở những địa hình mà nhân công không thể leo trèo được

  • Giải pháp vệ sinh bảo dưỡng pin năng lượng mặt trời bằng xe chuyên dụng: Là phương pháp sử dụng xe được thiết kế chuyên dụng cho công tác làm sạch panel, xe sẽ di chuyển dọc theo các tấm pin mặt trời để làm sạch hàng loạt các tấm pin trong hệ thống điện mặt trời áp mái.

 

+ Ưu điểm:

– Sử dụng ít nhân công

– hông cần thiết kế đường nước

– Phù hợp cho các doanh nghiệp điện mặt trời có quy mô lớn

+ Nhược điểm:

– Di chuyển rất khó khăn vì yêu cầu phải có khoảng không gian để xe có thể vận hành

– Chi phí cao, phức tạp cho việc lau pin

– Không khả dụng cho hệ solar nhỏ

– Yêu cầu nhân lực lau pin bậc cao

  • Giải pháp sử dụng Robot làm sạch bằng áp lực nước: Là phương pháp sử dụng robot có vòi phun sử dụng áp lực nước mạnh để làm sạch bụi bẩn trên bề mặt các tấm panel.

+ Ưu điểm:

– Không cần sử dụng chổi lau

– Khả năng làm sạch cao bằng áp lực nước

+ Nhược điểm:

– Di chuyển khó khăn

– Không khả dụng cho nhiều dự án

– Rất hao nước

– Phải sử dụng bơm tăng áp cấp nước chính

  • Giải pháp sử dụng Robot lau pin không sử dụng nước: Là phương pháp sử dụng robot với lớp chổi mềm để làm sạch bụi bẩn trên bề mặt các tấm panel.

+ Ưu điểm:

– Không sử dụng nước

– Vận hành tự động

– Không cần công nhân vận hành robot

– Dùng ở môi trường khô và cát

+ Nhược điểm:

– Đầu tư ban đầu tốn kém

– Cần kỹ sư nắm bắt công nghệ

– Chi phí bảo trì hệ thống lớn

– Hạn chế khu vực sử dụng

– Chi phí phụ tốn kém

  • Giải pháp sử dụng Robot lau pin kết hợp nước: Là phương pháp sử dụng robot có sử dụng nước để làm sạch vết bẩn trên bề mặt các tấm panel.

+ Ưu điểm:

– Vận hành đơn giản

– Thời gian lau pin nhanh

– Dễ dàng di chuyển quanh site

– Phù hợp với nhiều địa hình

+ Nhược điểm:

– Cần có đường cung cấp nước

– Chỉ thực hiện lúc sáng sớm và chiều tối.

Trên đây là tổng hợp các thông tin về các lý do vì sao bạn nên phải vệ sinh tấm pin năng lượng mặt trờicùng các giải pháp làm sạch tối ưu nhất trong thời điểm hiện nay. Nếu bạn còn thắc mắc về điện mặt trời áp mái, muốn được tư vấn các giải pháp tối ưu nhất cho hệ thống điện mặt trời mà bạn đang sở hữu, vui lòng liên hệ 0938167838 AP Solar.

READ MORE

Lắp đặt điện mặt trời áp mái theo cách an toàn

Trong thời gian gần đây với các cơ chế khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà của Chính phủ, các hộ gia đình/doanh nghiệp tiến hành lắp đặt hệ thống năng lượng điện mặt trời áp mái ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên, một số vấn đề về an toàn của hệ thống vẫn còn chưa được chú trọng kĩ lưỡng và hiện hữu những rủi ro mà chúng ta có thể phòng ngừa trước.

Vậy chúng ta cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn khi lắp đặt một hệ thống năng lượng mặt trời áp mái? Hãy cùng AP Solar tìm hiểu với bài viết sau đây nhé!

1.Hệ thống khung đỡ:

Đối với điện mặt trời áp mái, việc lắp đặt hệ thống khung đỡ bền vững là tiêu chí quan trọng hàng đầu cần được chú trọng. Do hệ thống pin năng lượng mặt trời được đặt ngoài trời để có thể tiếp nhận nhiều ánh sáng nhất có thể nên đồng thời cũng sẽ phải hứng chịu các cơn gió mạnh, bão,… xảy ra khi thời tiết xấu.

Hệ thống khung thường được làm bằng các vật liệu như thép hoặc nhôm. Đồng thời, tùy vào mỗi loại vật liệu mà khung sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Ngoài vấn đề lựa chọn vật liệu cấu thành khung, bạn cũng cần lưu ý đến các vấn đề trong quá trình lắp đặt hệ thống khung như:

  • Cần có các tính toán khả năng chịu tải trọng gió tương ứng với địa phương lắp đặt và độ cao của hệ thống.
  • Cần tính toán đảm bảo hê thống mái hiện hữu có thể chịu tải trọng của hệ thống năng lượng mặt trời (bao gồm cả khung).
  • Các vít và tán trong thi công nên sử dụng loại ít bị rỉ sét.

2. Tiếp đất cho hệ thống:

Tiếp đất là một hệ thống cần thiết để có thể đảm bảo hệ thống điện mặt trời áp mái vận hành an toàn. Tất cả hệ thống năng lượng mặt trời đều cần phải được tiếp đất với giá trị điện trở đất cần phải < 4 Ohm.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hệ thống tiếp đất có thể sẽ ảnh hưởng đến con người khi hiện tượng rò điện xảy ra. Do vậy, hệ thống tiếp đất/tiếp địa cũng cần phải được bảo trì và tu dưỡng định kỳ theo một khoảng thời gian nhất định.

Các bộ phận cần tiếp đất bao gồm:

  • Tấm pin;
  • Khung đỡ tấm pin;
  • Máng cáp (nếu có);
  • Inverter;
  • Thiết bị chống sét lan truyền. Đồng thời, đối với các khu vực lắp đặt trên mái cao cần có hệ thống thu sét trực tiếp tránh hiện tượng sét đánh làm hỏng hóc tấm pin.

 

3. Cáp điện:

Thông thường, cáp điện được sử dụng cho hệ thống điện mặt trời áp mái được chia làm 2 loại: Cáp AC và Cáp DC.

Trong trường hợp nếu lựa chọn cáp DC cho hệ thống,  cần phải lưu ý sử dụng loại chuyên dụng sử dụng cho năng lượng mặt trời.  Loại cáp này có khả năng cách điện tới 1000VDC và có thể lên đến 1500VDC, bên cạnh đó lớp vỏ cáp phải có khả năng chống tia UV và không bị thoái hóa khi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

Thường cáp DC sẽ được áp dụng tiêu chuẩn H1Z2Z2-K trên cáp. Việc sử dụng đúng chủng loại cáp DC sẽ góp phần gia tăng tuổi thọ hệ thống và làm giảm nguy cơ rò rỉ điện gây nguy hiểm.

4. Kết nối đầu MC4:

Kết nối đầu MC4/HC4 được sử dụng để nối từ tấm pin về Inverter, thông thường các đầu MC4 này cần phải  dùng kềm bấm chuyên dụng và thi công đúng cách để đảm bảo tiếp xúc tốt và không bị thấm nước.

Ngoài ra, bạn cũng nên treo, gá các điểm nối MC4 lên cao để giảm thiểu rủi ro từ việc thấm nước.

5. Inverter:

Ngoài các thành phần cấu thành hệ thống điện mặt trời áp mái như: khung đỡ, tấm pin mặt trời, cáp điện,… thì Inverter cũng được xem là một trong những phần không thể thiếu trong hệ thống điện mặt trời. Khi lắp đặt Inverter cho hệ thống, bạn cần lưu ý một số điều như:

  • Đảm bảo không gian thông gió xung quanh Inverter theo khuyến nghị của nhà sản xuất
  • Tiếp địa Inverter đúng theo khuyến nghị để tránh các rủi ro.
  • Chọn cáp AC và CB phía AC phù hợp

 

Mỗi hệ thống điện mặt trời áp mái đều sẽ có những đặc điểm riêng tùy thuộc vào địa hình, diện tích, khí hậu,… của nơi lắp đặt. Do vậy cần phải tỉ mỉ đo lường và lựa chọn cẩn thận các loại vật liệu, tuân thủ theo các quy định của nhà sản xuất trong lắp đặt để có thể đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn và hiệu quả.

 

READ MORE

YOUR SHOPPING BAG